Đối với những bậc cha mẹ chưa qua một trường lớp nào, chỉ chắt nhặt những kinh nghiệm vốn có của người khác, thì đây quả là một bài toán nan giải. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn học cách nuôi dạy con theo khoa học và hiệu quả nhất.
Phụ huynh nào cũng muốn con mình khi lớn lên sẽ trở thành người tốt và có ích cho xã hội. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách để con mình hoàn thiện theo cách mong muốn. Để có thể giáo dục con khoa học và chính xác là một vấn đề rất khó khăn.
nuôi dạy con theo khoa học đúng cách là như thế nào?
Trước hết, cha mẹ cần nhớ mọi lời giáo huấn đều vô giá trị. Bởi trẻ chưa có khả năng thấu hiểu hết cả đoạn hội thoại với nhiều từ ngữ phức tạp cho nên hãy tạm dừng lại và tìm một cách tiếp cận khác thay thế.
Hãy để con chủ động trong vài trường hợp nhất định. Ví dụ như muốn tự phụ giúp mẹ rửa rau quả nhưng cháu chưa đủ khéo để nước rửa rau quả không bị đổ ra ngoài. Lúc này hãy tập trung vào những điểm tích cực, khen ngợi cũng là một ý “con tôi đã khôn lớn rồi, còn biết đỡ đần mẹ nữa đấy. Lần sau con nên chú ý lượng nước thì sẽ không bị tràn ra ngoài con nhé”.
Bạn biết không, những lời nói tích cực và mang tính gợi ý giải pháp như trên sẽ giúp trẻ biết cách cải thiện một cách rõ ràng trong từng hành động.
Nuôi dạy con theo khoa học là kỷ luật lành mạnh và công bằng giúp trẻ trưởng thành cả về cảm xúc và nhận thức. Các nguyên tắc hiệu quả và đúng cách được chuyên gia khuyến cáo như sau:
- Khen ngợi các hành vi tích cực khi có thể.
- Kiên trì và nhất quán với các biện pháp kỷ luật.
- Bỏ qua những sai phạm không quá quan trọng và không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sự an toàn của con.
- Đặt ra giới hạn hợp lý.
- Chấp nhận hành vi phù hợp với lứa tuổi.
- Không la mắng, quát tháo, đánh đòn con.
Nuôi dạy con theo khoa học, cha mẹ nên rèn luyện và phát triển trí tuệ cảm xúc cho con. Nên bắt đầu bằng việc nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực bên trong, dạy trẻ biết rằng gia đình giữ một vị trí đặc biệt trong cuộc sống của mỗi người và sức mạnh của tinh thương yêu lẫn nhau giữa các thành viên. Cách tốt nhất cha mẹ nên là tấm gương để dạy con về tình yêu gia đình.
EQ cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, giúp trẻ thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ tạo cho trẻ một nền tảng tốt về nhân cách cũng như những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống làm nên thành công trong tương lai.
Cha mẹ là một người bạn
Thật tốt nếu bạn có thể vừa chăm sóc trẻ với cương vị là cha mẹ lại vừa có thể là một người bạn của chúng. Bạn chính là những cá thể đầu tiên tiếp xúc và trò chuyện với trẻ. Ngoài nhiệm vụ giáo dục con như những người thầy, người cô thì bạn còn phải tương tác và làm tấm gương để trẻ soi chiếu và noi theo.
Bạn nên dành thời gian để chơi với trẻ nhiều hơn. Điều này sẽ giúp con có thể biết thêm nhiều điều về thế giới rộng lớn ngoài kia. Những khả năng giao tiếp và phát triển về trí tuệ cũng từ đây mà hình thành. Do đó, bạn hãy tranh thủ những lúc rảnh rỗi để ở bên con, chơi với trẻ và dạy trẻ những kĩ năng mềm trong cuộc sống.
Nuôi dạy con theo khoa học không phải là áp đặt những điều luật khắt khe của cha mẹ vào con cái. Mà là quan sát và thấu hiểu tâm lí của con để giáo dục con thích hợp nhất. Mỗi một đứa trẻ được sinh ra đều có những tính khí khác nhau. Do đó, bạn cần điều chỉnh bản thân để hài hòa với tâm sinh lí của trẻ.
Bạn có thể hiểu được trẻ thông qua những trò chơi và tình huống thực tế. Bạn hãy để con tránh xa những thiết bị điện tử, thay vào đó bạn tiếp xúc trao đổi với trẻ như những người bạn. Đây chính là yếu tố quan trọng để sau này trẻ có thể chia sẻ và hồn nhiên nói chuyện, tâm sự với bạn.
Nuôi dạy con theo khoa học – không đòn roi, quát nạt
Những năm tháng đầu tiên của con là cơ hội tốt nhất và không có lần thứ hai để cha mẹ định hình tính cách và hành vi, giúp con xây dựng nền tảng của trí tuệ cảm xúc. Cách con học nhanh nhất là nhìn và bắt chước, nên từng hành vi ứng xử, từng lời nói của bố mẹ trong giai đoạn 0-5 tuổi là vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách và tính cách của con về sau.
Đây là lý do các gia đình trẻ cần tham khảo những hướng dẫn và tư vấn khoa học để học cách làm cha mẹ – nuôi dạy con đúng cách, để sau này không hối tiếc.
Nuôi dạy con theo khoa học là hướng đến phương pháp dạy con kỷ luật tích cực, kết hợp “cương” – “nhu” hài hòa, giúp bố mẹ tự sửa mình để không dùng đến đòn roi, quát nạt khi nuôi dạy con. Hãy chăm con như một Người Làm Vườn, chứ đừng điêu khắc con như một Người Thợ Mộc.
Khi làm cha mẹ như một người làm vườn, chúng ta nhìn nhận mỗi đứa con là một hạt giống, một loài cây khác nhau, có những nhu cầu riêng và khác biệt hoàn toàn về cách chăm sóc và nuôi dưỡng. Việc của bố mẹ là tạo ra một hệ sinh thái và môi trường tốt nhất cho từng thiên thần nhỏ được tự do phát triển theo cách của con.
Để có thể chăm và dưỡng con phát triển tự nhiên một cách tốt nhất, bố mẹ cần quan sát, tìm hiểu bản chất, tính khí, và khả năng của con, lắng nghe nhu cầu của con và điều chỉnh cách tiếp cận của chính mình.
Đừng chôn vùi tuổi thơ của trẻ
Bạn không nên quá khắt khe trong việc chăm sóc con. Có những mẹ chỉ nhốt con ở nhà để trẻ chơi trong một không gian nhỏ hẹp. Họ sợ con sẽ bị bệnh khi ra ngoài nắng hay trời mưa. Thế nhưng, đó không phải là cách nuôi dạy con theo khoa học đúng đắn nhất.
Tuổi thơ là quãng thời gian tươi đẹp nhất của trẻ nhỏ. Bạn hãy để trẻ tự do và vui chơi thỏa thích. Con sẽ được tự do thoải mái khám phá thế giới ngoài kia. Đồng thời, học được nhiều điều bổ ích do cuộc sống mang lại.
Bạn không thể kìm nén được những mong muốn vui chơi của trẻ. Dù biết rằng trí thông minh một phần là do di truyền nhưng một phần cũng chịu ảnh hưởng của những tác động bên ngoài. Khi trẻ được tham gia nhiều điều bổ ích thì trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm, từ đó càng thông minh hơn.
Không chỉ vậy, những hoạt động vui chơi cũng sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.
Giúp đỡ khi trẻ cần
Bất cứ một đứa trẻ nào cũng đều cần giúp đỡ trong những giai đoạn đầu đời. Tất cả mọi thứ còn rất mới lạ với trẻ. Chẳng cần nói đâu xa, như việc con thay đồ. Những lần đầu trẻ còn mặc đồ ngược hay mặc sai vị trí ống quần.
Sau khi bạn chỉ bảo vài lần, trẻ sẽ biết mặc đồ chính xác. Cũng từ đó, bạn có thể tập cho trẻ những thói quen tốt trong cuộc sống như xin lỗi, cảm ơn, xếp hàng đợi tới lượt… Đây là giai đoạn để bạn định hình cho trẻ tính cách về sau này.
Đưa ra những nguyên tắc chính xác
Thấu hiểu và cảm thông là nguyên tắc mà bạn có thể đưa ra để trẻ tuân thủ mà không làm tổn thương đến tinh thần trẻ. Bạn nên dựa vào yếu tố then chốt này để đưa ra những bài học. Trên đời này, không có bất kì ai là hoàn hảo cả.
Do đó, trước khi đưa ra một quy tắc nào đó bạn nên quan tâm tới cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy điều đó là đúng đắn và trẻ chấp nhận, thì trẻ sẽ tuân thủ những nguyên tắc dễ dàng hơn. Dù cho bất cứ trường hợp nào xảy ra, cha mẹ cũng nên đặt mình vào vị trí của trẻ để cảm nhận.
Lòng tin của một đứa trẻ là vô cùng quan trọng nên bạn cần xây dựng ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nên tránh nói dối hay nói cho có lệ để trẻ bỏ qua. Điều này sẽ làm trẻ mất lòng tin đối với người lớn. Nếu bạn muốn con mình trở thành một người có trách nhiệm với tương lại thì bạn nên hướng dẫn và chỉ bảo trẻ nhẹ nhàng, tình cảm.
Nếu vào một ngày, con bạn đi đánh nhau với bạn trong lớp. Cô giáo gọi điện thoại về và mời phụ huynh lên. Nếu đặt mình trong trường hợp này bạn sẽ ứng xử như thế nào? Đưa con về nhà và la hét mắng nhiếc?
Điều này hoàn toàn không nên. Bạn cần ôn tồn, ngồi lại và nói chuyện với con. Hỏi lí do tại sao hôm nay lại hành động như vậy. Khi bạn đặt được bản thân vào vị trí của con thì mọi chuyện sẽ được giải quyết trong êm đẹp.
Kiên nhẫn với con
Giáo dục con là cả một khoảng thời gian khá dài nên điều này đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn. Có nhiều cha mẹ luôn dạy con theo những cảm xúc nhất thời. Điều này khiến bạn không tự chủ được những hành vi của bản thân mình. Việc bạn cần làm lúc này là hít một hơi thật sâu và thở ra từ từ để cân bằng cảm xúc.
Bạn nên nhớ rằng con còn rất nhỏ nên bạn hãy cố gắng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh nhất. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện được việc này, chỉ cần bạn kiên nhẫn.
Làm tấm gương cho con noi theo
Có nhiều bậc cha mẹ chỉ biết đưa ra những chuẩn mực nhất định và bắt con phải làm theo những yêu cầu đó. Nhưng bạn lại quên rằng trẻ có khả năng bắt chước những điều người lớn làm rất giỏi. Chính vì vậy, bạn phải làm một tấm gương sáng để con noi theo.
Những hành động và lời nói của bạn giống như những hành động trực tiếp chi phối vào đời sống của trẻ. Từ trước đến nay, những gì bạn muốn người khác tin thì bạn phải hành động. Do đó, khi bạn giáo dục con như thế nào thì bạn phải là người tiên phong thực hiện để con bạn noi theo.
Các chuyên gia đã kết luận rằng: Nếu bạn chỉ nói mà không làm thì những gì bạn dạy dỗ con cũng vô tác dụng.
Không nên tiếc lời khen ngợi con
Khen và chê là hai kĩ năng sống rất quan trọng và luôn tồn tại mãi mãi theo thời gian. Có nhiều cha mẹ nghĩ rằng khi được khen, trẻ sẽ trở nên kiêu ngạo và khó dạy bảo hơn. Thế nhưng quan niệm này không chính xác. Trên thực tế, việc bạn biết khen con đúng thời điểm sẽ mang lại những kết quả không ngờ tới.
Trẻ con là những đối tượng rất nhạy cảm. Khi chúng nghe được những lời khen từ bạn chúng sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà lạm dụng khen con một cách ngẫu nhiên. Những lời khen chung chung không cụ thể sẽ không có tác dụng vì trẻ không hiểu lí do vì sao được khen ngợi.
Bạn chỉ nên khen khi trẻ thực hiện một hành vi cụ thể nào đó, tránh trường hợp để trẻ nghi ngờ và mất lòng tin vào người lớn. Quá trình dạy con là một trong những thử thách khó khăn đối với cha mẹ.
Do đó, bạn cần phải học cách nuôi dạy con theo khoa học đúng cách. Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin để giáo dục con cái. Mong rằng bạn đã có thể chăm sóc con mình một cách tốt nhất.
Nuôi dạy con theo khoa học để con trưởng thành trọn vẹn
Nuôi dạy con theo khoa học là lựa chọn thông minh của nhiều bố mẹ trẻ hiện đại ngày nay, với mục đích muốn con trẻ và phụ huynh cùng “trưởng thành” gắn kết từng ngày.
Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo và nền văn hóa Á Đông cho nên các phương pháp nuôi con truyền thống được tiếp nối “bền vững” qua nhiều thế hệ.
Có thể nói rằng cha mẹ chính là “người thầy” đầu tiên của con trẻ. Chính vì vậy, quan niệm cũng như phương pháp giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ.